Triều đại Sahure

Niên đại

Nhờ vào các ghi chép lịch sử và những hiện vật đương thời, các nhà nghiên cứu đã có thể xác định một cách rõ ràng niên đại tương đối của triều đại Sahure: ông đã kế vị vua Userkaf và sau đó được kế vị bởi Neferirkare Kakai[29]. Cuộn giấy cói Turin, một bản danh sách vua được viết trong giai đoạn đầu thời kỳ vương triều thứ 19 (1292-1189 TCN), ghi lại rằng ông đã trị vì trong 12 năm 5 tháng và 12 ngày. Ngược lại, trên tấm bia đá Palermo vẫn còn lưu giữ các năm thứ 2, 3, 5 và 6 dưới triều đại của ông cũng như năm trị vì cuối cùng của ông và thậm chí nó còn ghi lại thời điểm ông qua đời là vào ngày 28 của Shemu II (tháng thứ 9).[30][31]Không những thế, tấm bia đá này còn ghi lại lần kiểm kê gia súc thứ sáu hoặc thứ bảy, điều này có thể cho thấy triều đại của ông đã kéo dài ít nhất 12 năm nếu như quá trình kiểm kê gia súc dưới thời Cổ vương quốc được tiến hành hai năm một lần (nghĩa là cứ mỗi 2 năm) theo như tấm bia đá này ghi lại trong giai đoạn đầu vương triều thứ 5.[32] Nếu như giả thuyết này là chính xác cùng với niên đại được chứng thực lâu nhất của Sahure là năm sau lần kiểm kê gia súc thứ 6 thay vì là lần kiểm kê gia súc thứ 7 của ông theo như Wilkinson tin[33], thì điều này có nghĩa rằng Sahure đã qua đời vào năm trị vì thứ 13 của mình và triều đại của ông sẽ kéo dài trong 13 năm 5 tháng và 12 ngày. Con số này chỉ nhiều hơn một năm so với con số 12 năm theo như cuộn giấy cói Turin ghi lại. Nó cũng sẽ gần giống với con số 13 năm được ghi lại trong tác phẩm Aegyptiaca của Manetho, một tác phẩm ghi chép lại lịch sử của Ai Cập cổ đại được viết vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên[33].

Sahure còn xuất hiện trong hai văn kiện lịch sử khác: trên mục thứ ba của bản danh sách vua Karnak, có niên đại dưới thời trị vì của Thutmose III (1479-1425 TCN) và trên mục thứ 26 của tấm bảng Saqqara có niên đại vào thời Ramses II (1279-1213 TCN).[9]Cả hai bản danh sách này đều không ghi lại thời gian trị vì của ông. Do đó niên đại chính xác dành cho triều đại của Sahure hiện vẫn đang còn chưa được xác định một cách chắc chắn nhưng hầu hết các học giả ngày nay cho rằng là vào giai đoạn nửa đầu thế kỷ 25 trước Công nguyên[note 4][9].

Đối ngoại

Thương mại và triều cống

Phù điêu của Sahure từ Wadi Maghareh.[34][35]

Dựa vào những ghi chép lịch sử cùng những hiện vật còn tồn tại đến ngày nay, chúng ta biết được rằng dưới triều đại của Sahure đã diễn ra rất nhiều những cuộc tiếp xúc giữa Ai Cập với các vùng đất ngoại bang. Hơn nữa, những mối quan hệ này dường như chủ yếu mang tính chất kinh tế hơn là về mặt quân sự. Những bức phù điêu từ khu phức hợp kim tự tháp cho thấy rằng ông đã có một hạm đội với các con thuyền dài tới 100 cubit (khoảng 50 m, 160 ft), một vài chiếc trong số chúng đang chất đầy những cây gỗ tuyết tùng quí giá được đem về từ Lebanon[18]. Một số chiếc thuyền khác lại được miêu tả là đang chở đầy những người "Châu Á", [note 5] cả người lớn và trẻ em, họ có thể là nô lệ[6][9][36]. Ngoài ra còn một bức phù điêu khác khắc họa hình ảnh của một vài con gấu nâu Syria, có lẽ chúng cũng được mang về từ khu vực ven biển Cận đông thông qua một cuộc thám hiểm bằng đường biển. Những con con gấu này được miêu tả đồng thời cùng với 12 chiếc bình một quai có màu đỏ từ Syria và do đó có khả năng chúng là một dạng cống phẩm.[37][38]

Các mối quan hệ thương mại với Byblos chắc chắn đã diễn ra trong suốt triều đại của Sahure và thông qua các cuộc khai quật ngôi đền Baalat-Gebal, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một chiếc bát bằng đá thạch cao tuyết hoa có khắc tên của Sahure[9]. Ngoài ra còn có thêm một bằng chứng khác giúp củng cố quan điểm về mối quan hệ thương mại rộng khắp với khu vực Levant đã diễn ra trong suốt thời kỳ tồn tại của vương triều thứ 5, đó là một số lượng lớn những chiếc bình đá được chạm khắc cùng với đồ hình của các vị pharaon thuộc vương triều này đã được phát hiện tại Liban.

Trong năm trị vì cuối cùng của mình, Sahure đã ra lệnh tiến hành một chuyến thám hiểm [39]đến vùng đất Punt huyền thoại và nó đã được ghi chép lại[40]. Chuyến thám hiểm này đã đem về một lượng lớn nhựa thơm, cùng với malachite và electrum[9]. Nhờ vào điều này, Sahure thường được coi là người đã thiết lập nên lực lượng hải quân Ai Cập. Tuy vậy, ngày nay chúng ta biết rằng các vị vua Ai Cập trước đó cũng đã có một lực lượng hải quân lớn, cụ thể như là dưới triều đại của vua Khufu, cảng Wadi al-Jarf nằm trên bờ Biển Đỏ đã được sử dụng, nó còn được biết đến như là hải cảng cổ xưa nhất.[41] Tuy nhiên, những bức phù điêu thuộc khu phức hợp kim tự tháp của Sahure vẫn được xem như là "những miêu tả rõ ràng và sớm nhất về những chiếc thuyền đi biển ở Ai Cập" (Shelley Wachsmann).[42]

Ngoài ra cũng trong năm trị vì cuối cùng của mình, Sahure còn ra lệnh tiến hành một cuộc viễn chinh khác, lần này là tới các mỏ đồngngọc lamWadi Maghareh[34][43]Wadi Kharit tại Sinai, vốn được tiến hành sớm nhất là từ giai đoạn đầu vương triều thứ 3.[44]Cuộc viễn chinh này đã đem về cho Ai Cập hơn 6000 đơn vị đồng và còn để lại hai bức phù điêu ở Sinai, một trong số chúng khắc họa cảnh vua Sahure đang tiến hành trừng phạt những người châu Á giống như truyền thống trước đó[9]và khoe khoang rằng "Vị thần vĩ đại trừng phạt những người châu Á của tất cả các vương quốc".[45]

Hoạt động quân sự

Những hoạt động quân sự diễn ra dưới triều đại của Sahure được biết đến chủ yếu là từ các bức phù điêu thuộc khu phức hợp tang lễ của ông. Nó dường như chỉ bao gồm các chiến dịch chống lại người Libyasa mạc phía Tây. Các chiến dịch này đã mang về cho Ai Cập nhiều loại gia súc khác nhau và trên những bức phù điêu này, vua Sahure được miêu tả là đang tiến hành trừng phạt các tù trưởng địa phương. Tấm bia đá Palermo cũng giúp chứng thực thêm về một số sự kiện này, ngoài ra nó còn đề cập đến các cuộc viễn chinh đến Sinai và đến vùng đất Punt kỳ lạ. Không những vậy, cảnh tượng tương tự về cuộc chiến chống lại người Libya đã được sử dụng lại hai trăm năm sau trong ngôi đền tang lễ của Pepi II (2284-2184 TCN) và tại ngôi đền của TaharqaKawa, được xây dựng khoảng 1800 năm sau khi Sahure qua đời. Đặc biệt là tên của các thủ lĩnh địa phương đã được trích dẫn lại y hệt. Do đó, có khả năng là Sahure cũng đã sao chép một sự kiện tương tự đã diễn ra trước đó.[46][47]

Đối nội

Con dấu hình trụ bằng bạc của vua Sahure, Bảo tàng nghệ thuật Walters.[5]

Phần lớn các sự kiện diễn ra dưới triều đại Sahure ở Ai Cập và được ghi chép lại trên tấm bia đá Palermo là mang tính chất tôn giáo. Trong năm trị vì thứ năm của ông, tấm bia đá này đề cập đến việc đóng một chiếc thuyền mui thiêng liêng, có thể ở Heliopolis, số lượng chính xác bánh mì và bia được dùng để dâng lên hàng ngày cho thần Ra, Hathor, NekhbetWadjet được nhà vua ấn định và những món quà của các địa phương dành cho những đền thờ khác nhau.[45]

Bằng chứng khảo cổ học cho thấy rằng các hoạt động xây dựng của Sahure tập trung ở Abusir, tại đây ông đã cho xây dựng kim tự tháp của mình và có thể ở khu vực lân cận gần đó còn có ngôi đền trời của ông[48]. Ngôi đền này là ngôi đền mặt trời thứ hai của vương triều thứ 5, nhưng vị trí của nó vẫn chưa được xác định rõ, chúng ta biết được sự tồn tại của nó là nhờ vào một dòng chữ khắc trên tấm bia đá Palermo với tên gọi là "Sekhet Re", có nghĩa là "Cánh đồng của Ra".[45]Một vài khối đá vôi chạm khăcq những bức phù điêu mà trước kia đã từng được dùng để trang trí cho ngôi đền này đã được tìm thấy trong các bức tường thuộc khu phức hợp tang lễ của Nyuserre Ini, vị vua kế tục thứ tư của Sahure[48]. Điều này cho thấy rằng những khối đá kia có thể là phần dư thừa còn lại từ việc xây dựng ngôi đền hoặc là Nyuserre đã sử dụng ngôi đền của Sahure như là nơi khai thác đá cho công trình của ông ta bởi vì nó chưa được hoàn thành[48].

Sahure còn cho xây dựng một cung điện với tên gọi là "Uetjes Neferu Sahure", "Sự huy hoàng của Sahure vút bay tới bầu trời", các nhà khảo cổ học biết đến nó nhờ vào một dòng chữ khắc trên những chiếc bình đựng mỡ, được phát hiện vào tháng 2 năm 2011 tại ngôi đền tang lễ của Neferefre[49]. Cung điện này có thể nằm bên bờ hồ Abusir.[50]Ngoài ra, mảnh vỡ của một bức tượng với tên của nhà vua đã được phát hiện vào năm 2015 ở Elkab.[51]

Ở miền Nam của Ai Cập, một tấm bia đá có khắc tên của Sahure đã được phát hiện trong những mỏ đá diorite nằm ở sa mạc phía tây bắc của Abu Simbel thuộc Hạ Nubia.[52]Thậm chí xa hơn về phía nam, đồ hình của Sahure cũng đã được tìm thấy trong một bức tranh tường ở Tumas và trên những vết dấu triện ở Buhen tại khu vực thác nước thứ hai của sông Nile[53][54][55].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sahure http://www.britannica.com/EBchecked/topic/180468/a... http://pastpreserversnews.tumblr.com/post/11759870... http://egyptologie.ff.cuni.cz/pdf/AS%202000_mensi.... http://egyptologie.ff.cuni.cz/pdf/Forgotten%20Phar... http://www.liebieghaus.de/lh/index.php?StoryID=357 http://digi.ub.uni-heidelberg.de/diglit/borchardt1... http://www.cfeetk.cnrs.fr/fichiers/Documents/Resso... http://www.scoop.co.nz/stories/HL0510/S00059.htm http://www.egyptologyforum.org/EEFUrk.html http://www.gizapyramids.org/pdf_library/verner_arc...